Ngày 16 tháng 11 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số1097/CĐ-TTg về triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Theo đó, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 530 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), buộc tiêu hủy trên 20.000 con lợn tại 44 tỉnh, thành phố, nhất là tại các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Quảng Bình, Đắk Lắk,... Hiện nay, trên địa bàn phường Trung Lương đã xuất hiện 1 ổ dịch tại TDP Tiên Sơn. Trước nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát và lây lan nhanh, đòi hỏi mọi người dân cần phải hiểu đúng về dịch bệnh nguy hiểm này.

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virut gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan, gây bệnh ở mọi lứa tuổi và ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn rừng). Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn Châu phi (ASFV) có sức đề kháng cao trong môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xẩy ra Bệnh dịch tả lơn Châu Phi.

  1. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
  1. Chẩn đoán lâm sàng
  • Thể quá cấp tính: Là do vi rút có động lực cao, lợn sẽ chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.
  • Thể cấp tính: Là do vỉ rút có động lực cao gây ra, lơn sốt cao (40,5 - 420C). Trong 2 - 3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu, Lơn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lơn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước, Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da vùng dưới phần ngực và bụng có thể có màu sẫm xanh tím. Trong 1 - 2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lãn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đống viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu. Lơn sẽ chết trong vòng từ 6 - 13 hoặc 20 ngày. Lơn mang thai có thể sẩy thai ở mọi giai đoạn, Tỷ lệ tử chết cao lên tới 100%. Lơn khỏi bệnh hoặc nhiễm vi rút có thể mãn tính thường không có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang vi rút Dịch tả lơn Châu Phi trong suốt cuộc đời.
  • Thể á cấp tính: Lơn sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm , giảm ăn, sụt cân, ũ rũ, viêm toàn bộ phổi nên khó thở, ho có đờm, phổi có thể bội nhiễm vi khuẩn kế phát, viên khớp, vận động khó khăn. Bệnh kéo dài 5 - 30 ngày, nếu máu ứ trong tom (cấp tính hoặc suy tim) thì lơn có thể chết, lơn mang thai sẽ sẩy thai, lơn chết trong vòng 15 - 45 ngày, tỉ lệ chết khoảng 30 - 70%. Lợn có thể khỏi hoặc bị bệnh mãn tính.
  • Thể mãn tính: Lợn có nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như giảm cân, sốt không ổn định, có triệu chứng hô hấp, hoại tử da, hoặc viêm loét da mãn tính, viêm khớp, viêm cơ tim, viêm phổi dính sườn, viêm các khớp khác nhau trong giai đoạn phát triển. Triệu chứng kéo dài 2 - 15 tháng, có tỷ lệ tử vong thấp, lợn khỏi bệnh sau khi nhiễm vi rút gây nên bệnh sẽ trở thành dạng mãn tính.
  1. Bệnh tích
  • Thể cấp tính: xuất huyết nhiều ở các dạng hạch lympho ở dạ dày, gan và thận. Thận có xuất huyết điểm, lá lách to có nhồi huyết. Da có màu tối và phù nề, da vùng bụng và chân có xuất huyết. Có nhiều nước xung quanh tim và trong xoang ngực hoặc xoang bụng, có các điểm xuất huyết trên nắp thanh quản, bàng quang và bè mặt các cơ quan bên trong; phù nề trong cấu trúc hạch lâm ba của đại trang và phần tiếp giáp với túi mật, túi mật sưng.
  • Thể mãn tính: Có thể gặp xơ cứng phổi hoặc có các ổ hoại tử hạch, hạch phổi sưng, viêm dính màng phổi.
  1. Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị được Dịch tả lợn Châu phi, vì vậy biện pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; kiểm soát kiểm dịch nhập nhập khẩu; kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học là các biện pháp chủ lực được các nước đã và đang áp dụng.

  1. Hướng dẫn vệ sinh, khử trùng và tiêu độc
  • Nguyên tắc vệ sinh, khử trùng và tiêu độc

+ Người thực hiện khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp.

        + Hóa chất sát trùng ít độc hại đối với người, vật nuôi, môi trường; phải phù hợp với đối tượng khử trùng tiêu độc; có tính sát trùng nhanh, mạnh, kéo dài, hoặc phổ rộng, tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh.

        + Trước khi phun hóa chất sát trùng phải làm sạch đối tượng khử trùng tiêu độc bằng biện pháp cơ học (quét dọn, cạo, cọ rửa).

        + Pha chế và sử dụng háo chất sát trùng theo huwongs dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm pha đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ trên một đơn vị diện tích.

  • Loại hóa chất sát trùng:

        + Hóa chất sát trùng trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

   + Vôi bột, vôi tôi, nước vôi, xà phòng, nước tẩy rửa.

   + Loại hóa chất sát trùng khác theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.

 

  • Đối tượng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc:

+ Cơ sở chăn nuôi lợn tập trung.

+ Hộ gia đình chăn nuôi lợn.

+ Cơ sở sản xuất lợn giống.

+ Cơ sở giết mổ lợn.

+ Cơ sở sơ chế, chế biến thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn.

+ Chợ buôn bán lợn và sản phẩm của lợn.

+ Địa điểm thu gom lợn và sản phẩm của lợn để buôn bán, kinh doanh, nơi cách ly kiểm dịch lợn và sản phẩm của lợn.

+ Khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy lợn và sản phẩm của lợn nhiễm, nghi nhiễm mầm bệnh; khu vực thu gom, xử lý chất thải của lợn.

+ Trạm, chốt kiểm dịch động vật, chốt kiểm soát ổ dịch.

+ Phương tiện vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn.

  • Tần suất thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng:

        + Đối với cơ sở chăn nuôi lợn tập trung: Đột xuất khi có yêu cầu hoặc định kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi, định kỳ thực hiện tiêu độc, khử trùng theo lịch của cơ sở và theo các đợt phát động của địa phương.

        + Hộ gia đình có chăn nuôi lợn: Định kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi và thực hiện tiêu độc, khử trùng theo các đợt phát động của địa phương.

        + Cơ sở sản xuất lợn giống: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau mỗi đợt xuất chuồng và theo các đợt phát động của địa phương.

        + Cơ sở giết mổ lợn: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau mỗi đợt xuất chuồng và theo các đợt phát động của địa phương.

        + Cơ sở sơ chế, chế biến thịt lợn, sản phẩm thịt lợn: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất.

        + Địa điểm thu gom, chợ buôn bán lợn và sản phẩm của lợn: Vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực buôn bán lợn và sản phẩm của lợn sau mỗi phiên chợ. Nơi cách ly kiểm dịch lợn phải định kỳ thực hiện vệ sinh và tiêu độc khử trùng ít nhất 01 lần trong tuần trong thời gian nuôi cách ly lợn.

        + Phương tiện vận chuyển lợn và sản phảm của lợn: Định kỳ vệ sinh tiêu độc, khử trùng sau mỗi lần vận chuyển.

        + Khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy lợn, sản phẩm của lợn nhiễm, nghi nhiễm mầm bệnh; khu vực thu gom, xử lý chất thải của động vật: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau khi hoàn thành việc xử lý, chôn lấp và theo các đợt phát động của địa phương.

        + Trạm, chốt kiểm dịch động vật: Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đối với phương tiện vận chuyển và sản phẩm của lợn đi qua trạm kiểm dịch.

        + Chốt kiểm soát ổ dịch: Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng hàng ngày đối với phương tiện vận chuyển đi qua chốt trong thời gian có dịch.

        + Trường hợp có bệnh Dịch tả lợn Châu phi xảy ra trên địa bàn, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn cụ thể về đối tượng, tần suất vệ sinh, khử trùng tiêu độc trên địa bàn vùng có ổ dịch, vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp./.

                                                                        

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Văn bản mới ban hành
    PHÁT THANH P. TRUNG LƯƠNG
    Bản đồ phường Trung Lương
     Liên kết website
    Thống kê: 244.272
    Online: 5