LỜI THIỆU TIÊN SƠN

Quần thể Di tích Lịch sử văn hóa Tiên Sơn (NúiTiên) nằm dưới chân núi Hồng kinh đô Ngàn Hống của người Việt thường cổ xưa. Di tích Tiên Sơn là một quần thể có tổ hợp kiến trúc liên hoàn gồm nhiều hạng mục thờ tự, theo chuẩn thờ Tam Tứ Phủ bao gồm: Đền thờ Thánh Mẫu, Đền Tiên, Chùa Tiên, Đền Bà Chúa Kho, Lục vị Tổ Nghề. Quần thể Di tích Tiên Sơn có vào khoảng đầu thế kỷ XI cùng với Đền Nhà Ông, Đức Thánh Trần, Đền Cả, Đền Chợ Củi, Chùa Thiên Tượng, Hương Tích, Long Đàm trên đỉnh Ngàn Hống. Trong những năm qua, các công trình thuộc quần thể Di tích này đã được Nhà nước phục hồi và tôn tạo lại, trên cơ sở giữ nguyên các yếu tố gốc gồm có: Hạ điện, Trung điện, Thượng điện, Đền Tiên, Chùa Tiên, Hồ bán nguyệt, Đền Bà Chúa Kho, Lục Vị Tổ Nghề.

Quần thể Di tích Tiên Sơn gắn với nhiều thiên truyền thuyết về những nàng Tiên giáng hạ đỉnh Tiên Sơn, thưởng ngoạn cảnh đẹp ngồi đánh cờ với vết tích bàn chân Tiên in trên đá. “Đền Tiên cổ kính được tọa lạc trên đỉnh Núi Tiên”.

Chùa Tiên Sơn: Một hạng mục trong quần thể di tích, là nơi sinh hoạt văn hóa tôn giáo của phật tử phục vụ các hoạt động cách mạng, do tàn phá của chiến tranh Chùa đã bị phá hoại, những năm gần đây Chùa đã được tôn tạo, khôi phục.

Truyền thuyết Bà Chúa Kho giáng ngự giúp dân trồng lúa nước, tạo nên sự ấm no tài lộc cho nhân dân “Đằng trong” và chăm lo ngân khố quân lương cho triều đình, ơn bà đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, trông coi các "lẫm thóc, lẫm tiền" của Nhà nước, xuyên suốt chiều dài Lịch sử của Dân tộc Việt nam được nhân dân tôn thờ. Bà Chúa Kho là người có nhan sắc tuyệt trần, có công chiêu dân khai khẩn đất đai nông nghiệp vùng Hoan Châu Nghệ an Thời Lý - Trần, từ năm 1030 Vào đầu thời kỳ này (đầu thời nhà Lý), đất Hà Tĩnh (phía Bắc đèo Ngang) vẫn là vùng đất biên cương của Đại Việt với Chiêm Thành.. Sau này bà trở thành một vị hoàng hậu giúp nhà Vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà đã bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng vào ngày 12 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1077). Chính điện nơi đây là ngôi Đền duy nhất dãy đất Miền Trung thờ Bà Chúa Kho sau đền thờ Bà Chúa Kho “Đằng ngoài” tại Cổ Mễ Bắc Ninh.

Những thần tích truyền thuyết huyền thoại về một vị Thánh Tổ khổng lồ truyền nghề trong dân gian có tên Ông Đùng. Sử tích kể lại sau khi đắp nên núi Ngàn Hống, 99 đỉnh Núi Hồng chính là Ông Đùng, ông đã đào gốc cây đốt than, dùng mũi thay bệ, thổi lò nung sắt, một tay làm kìm, một tay nắm làm búa, lấy đầu gối làm đe để rèn nông cụ và là người thầy bày dạy cho dân làng luyện quặng, rèn đúc, cho đến ngày nay Trung Lương vẫn phát triển nghề truyền thống của tổ nghiệp làng nghề rèn đúc, gắn với các làng nghề truyền thống trong cả nước Việt Nam: Rèn đúc, Kim Loại, Dệt, May mặc, Mộc, Mây tre đan, nhân dân lập Đền thờ Lục Vị Tổ Nghề để con cháu muôn phương tìm về nơi Đất Tổ.

Năm 2012: Quần thể Di tích Tiên Sơn đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa.

Năm 2013: Quần thể Di tích Tiên Sơn đã được Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam chọn làm điểm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đạt chuẩn thờ Tam Tứ Phủ (Thờ Thánh Mẫu).

Năm 2014: Quần thể Di tích Tiên Sơn đã được vinh dự tổ chức thành công 2 lần khảo sát các giá trị văn hóa Lịch sử Dân tộc và tổ chức thành công 2 lần liên hoan Nghi Lễ Chầu Văn người Việt toàn quốc do Liên Hiệp các hội UNESCO Việt nam tổ chức. (Nghi lễ Chầu Văn người việt đã được Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới vinh danh là Di sản phi vật thể của Nhân loại).

Năm 2015: Quần thể Di tích Lịch sử văn hóa tiên Sơn vinh dự được đón nhận bằng bảo trợ là giá trị văn hóa truyền thống Dân tộc Việt nam của UNESCO Việt nam và UNESCO Thế giới.

Năm 2018 Di tích Lịch sử văn hóa Tiên Sơn được UNESCO Việt nam ra Quyết định thành lập là điểm Trung tâm UNESCO bảo tồn văn hóa tín ngưởng Việt nam.

CÁC LỄ HỘI CHÍNH DIỄN RA THƯỜNG NIÊN:

Ngày 07 tháng giêng hàng năm Lễ tế Thánh Tổ nghề.

Ngày 12 tháng giêng hàng năm Lễ tiệc Húy Kỵ Bà Chúa Kho.

Ngày 15 tháng giêng Đại Lễ hội Tiên Sơn.

Tháng 4 đến tháng 7 ÂL hàng năm Đại lễ Phật Đản - Lễ Vu lan báo Hiếu Chùa Tiên Sơn.

Ngoài ra Di tích Lịch sử văn hóa Tiên Sơn còn có các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng phối hợp gặp mặt, giao lưu nghệ thuật diễn xướng Chầu Văn, biểu diễn Nghệ thuật, hội thảo văn hóa VseStival nghi lễ Chầu Văn theo tiêu chí UNESCO vùng miền và toàn quốc.

                              “Tâm linh là cái thường niên cao cả trong cộc sống đời thường

                                 Là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưởng, tôn giáo.”

              BAN QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TIÊN SƠN

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Văn bản mới ban hành
    PHÁT THANH P. TRUNG LƯƠNG
    Bản đồ phường Trung Lương
     Liên kết website
    Thống kê: 246.648
    Online: 3