Hiện nay, lúa vụ xuân trên địa bàn phường Trung Lương đang trong giai đoạn làm đòng, nhận định lúa sẻ trổ đại trà từ ngày 25-30/4 nhìn chung lúa vụ xuân sinh trưởng phát triển tốt tuy nhiên một số đối tượng sâu, bệnh phát sinh, phát triển và gây hại trên đồng ruộng, nấm bệnh đạo ôn gây hại trên các cổ lá, trên lá tỷ lệ cao, đây là nguồn bệnh sẻ lây lan gây hại cổ lá đòng, cổ bông thời điểm lúa trổ bông; (2) bệnh bạc lá lúa (Bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn) đã phát sinh gây hại trên đồng ruộng, vết bệnh cấp 1đến cấp 7; (3) Bệnh khô vằn phát sinh, gây hại trên các trà lúa tỷ lệ 5-10%  cục bộ có nơi 20-30% ngoài ra còn có các đối tượng như chuột, sâu đục thân, rầy phát sinh gây hại cục bộ.

      Dự báo trong thời gian tới thời tiết nắng mưa đan xen sáng sớm sương mù có mưa rào và dông hình thái thời tiết này trùng với thời kỳ lúa trổ bông, đây là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu, Bệnh gây hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh gây hại trên các giống IR1820, p6, TH8, Bắc Hương, Bắc Thịnh, Hải Dương, VNR20….vv. Bệnh bạc lá vi khuẩn tiếp tục lây lan, bệnh khô vằn tiếp tục lây lan trên diện rộng. Vì vậy để chủ động phòng trừ kịp thời, hiệu quả các đối tượng sâu, bệnh đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá do vi khuẩn, bệnh khô vằn, khuyến cáo kỷ thuật phòng trừ các đối tượng sâu, bệnh gây hại cho các hộ sản xuất như sau:

  1.  Đối với bệnh đạo ôn cổ bông, cổ gé:

        - Đề nghị các hộ sản xuất cần phải tập trung phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông cho các diện tích lúa đã bị nhiễm đạo ôn lá và đăc biệt trên các giống IR1820, P6, TH8, Bắc Hương, Bắc Thịnh, Hải Dương, VNR29….vv.

          - Thời điểm phun phòng đạo ôn cổ bông:

          + Phun lần 1 khi lúa trổ (Le te) 1-3% bông trổ)

          + Phun lần 2 sau lần 1 tù 5-7 ngày (khi ruộng lúa trổ xong)

          - Sử dụng các loại thuốc: Fuij one 40EC, hoặc LiphiA

  1. Đối với bệnh bạc lá do vi khuẩn:

        - Bệnh xuất hiện ở mép lá, mút lá lan dần ra phiến lá hoặc vết bệnh ban đầu ngay ở giữa phiến lá vết bệnh lan rộng ra, mô bệnh xanh, tái, vàng lục và cuối cùng cháy khô có màu nâu sẩm, khi ruộng lúa bị bệnh giai đoạn làm đòng trổ thì cây không có khả năng quang hợp để tạo dinh dưỡng nuôi hạt, từ đó những ruộng lúa bị bệnh cháy bìa lá tỷ lệ lép rất cao;

          - Khi phát hiện bệnh bạc lá do vi khuẩn ta sử dụng 1 trong các loại thuốc sau:

          + Stamer 20WP; pha 15gam thuốc cho bình 16 lít; phun 2 bình cho một sào

          + Ksumin 2SL; pha 35ml thuốc cho binhg 16 lít phun 2 bình cho một sào

        - Lưu ý cần phát phát hiện đúng bệnh bệnh bạc lá vi khuẩn mới phun ruộng bị vàng lá khô đầu lá sinh lý do ảnh hưởng thời tiết thì không phun.

        3. Đối với bệnh khô vằn:

        - Phòng trừ bệnh khô vằn bằng 1 trong các loại thuốc sau:

        + Vida 5WP pha 50g thuốc vào 20 lít nước phun cho một sào;

        + Tilsuper 300Ec pha 20ml thuốc vào 20 lít nước phun cho 1 sào;

        Đề nghị hộ sản xuất nâng cao trách nhiệm, thường xuyên thăm đồng đắp bờ làm mối giữ nước, phát hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời, bảo vệ thành quả lao động, cho một vụ Xuân thắng lợi


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Văn bản mới ban hành
    PHÁT THANH P. TRUNG LƯƠNG
    Bản đồ phường Trung Lương
     Liên kết website
    Thống kê: 464.918
    Online: 33